Trong một nghiên cứu mới công bố tuần trước, dự án Theo dõi Phản ứng Chính phủ COVID-19 Oxford (OxCGRT) của Đại học Oxford đã đánh giá mức độ sẵn sàng nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ, dựa theo 4/6 tiêu chuẩn mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị. Đáng lưu ý, tính đến ngày 20/4, Việt Nam là nước đứng đầu danh sách này trong khi Anh đứng thứ 4… từ dưới lên trong tổng số 149 quốc gia và vùng lãnh thổ được OxCGRT theo dõi.
Theo WHO, trước khi giảm bớt giãn cách xã hội, các chính phủ cần đạt được 6 tiêu chuẩn sau:
Thứ nhất, sự lây lan của COVID-19 được kiểm soát tới mức số ca hoặc cụm lây nhiễm chỉ ở mức độ tối thiểu, đồng thời tất cả đều đến từ các nguồn đã xác định hoặc từ nước ngoài về; số ca nhiễm mới phù hợp với năng lực xử lý của hệ thống y tế.
Thứ hai, hệ thống y tế và nhân lực y tế công có thể chuyển đổi từ phát hiện và điều trị các ca nghiêm trọng sang phát hiện và cách li toàn bộ những trường hợp lây nhiễm.
Thứ ba, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong các bối cảnh dễ bị tổn thương – được giảm thiểu hóa.
Thứ tư, các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm được áp dụng tại nơi làm việc.
Thứ năm, có thể quản lý được nguy cơ "xuất khẩu và nhập khẩu" người nhiễm virus từ các cộng đồng có nguy cơ lây nhiễm cao.
Thứ sáu, cộng đồng tham gia và hiểu rằng, quá trình chuyển đổi từ hạn chế di chuyển và các biện pháp giãn cách xã hội dịch thuật theo quy mô lớn – từ phát hiện và điều trị sang phát hiện và cách li các trường hợp lây nhiễm, là một trạng thái "bình thường mới"; trong đó các biện pháp phòng ngừa được duy trì và mọi người đều giữ vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa khả năng số người nhiễm mới tái gia tăng.
Dự án OxCGRT kết hợp các nguồn khác nhau để tổng hợp và đưa ra đánh giá về mức độ sẵn sàng giảm bớt giãn cách xã hội của các chính phủ, dựa trên các tiêu chí thứ nhất (số ca nhiễm được kiểm soát), thứ hai (xét nghiệm, theo dấu và cách li), thứ năm (quản lý ca nhiễm nhập khẩu) và thứ sáu (tham gia và hiểu biết của cộng đồng ). Màu sắc và độ đậm nhạt khác nhau được sử dụng khi thể hiện mức độ từ chưa sẵn sàng tới sẵn hàng hơn để nới lỏng giãn cách xã hội.
Theo OxCGRT, Việt Nam được đánh giá là sẵn sàng nhất cho việc nới lỏng giãn cách xã hội dựa trên 4/6 tiêu chí mà WHO đưa ra
Việt Nam đứng đầu danh sách khi nhận được sự đánh giá cao gần tối đa ở cả ba tiêu chí một, hai và năm. Ở tiêu chí cộng đồng, mặc dù không ở mức cao nhất, nhưng chúng ta vẫn được đánh giá là sẵn sàng cho nới lỏng giãn cách hơn so với nhiều nước khác. 10 quốc gia và lãnh thổ dẫn đầu danh sách còn bao gồm 2 cái tên đến từ châu Á là Hàn Quốc và Hong Kong. Slovenia là chính phủ châu Âu duy nhất trong top 10; các nước còn lại là Trinidad và Tobago, Costa Rica, Belize, New Zealand, Jordan, Barbados.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét