Chuyên gia Mỹ tại WHO
Theo Washington Post, các quan chức Mỹ và chuyên gia quốc tế cho biết hàng chục nhà nghiên cứu, bác sĩ và chuyên gia y tế Mỹ - trong đó có nhiều người làm việc tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (CDC) - đã làm việc tại trụ sở của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong thời gian qua.
Khi dịch bệnh Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc hồi cuối năm ngoái, những chuyên gia Mỹ này đã cập nhật thời gian thực về tình hình bệnh và tốc độ lây lan của dịch ở Trung Quốc cho chính quyền ông Trump , điều này đi ngược với những cáo buộc mà ông Trump đưa ra trước đó nhằm chỉ trích sự yếu kém của WHO và đòi ngừng cung cấp khoản 500 triệu USD đầu tư cho tổ chức này.
Sự hiện diện của số lượng lớn các chuyên gia Mỹ tại WHO cũng cho thấy rằng WHO không thất bại trong quá trình kết nối thông tin và cũng không cung cấp số liệu sai để "bảo vệ Trung Quốc" như nhiều lời chỉ trích từ phía Mỹ.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: CNA
Trong một thông báo gửi tới Washington Post, bà Caitlin B. Oakley, phát ngôn viên Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sinh Mỹ (HHS), cũng xác nhận rằng HHS có 17 nhân viên, bao gồm 16 người từ CDC, hiện đang làm việc tại WHO. Những chuyên gia này tham gia nhiều chương trình, trong đó có COVID-19 và Ebola.
Tuy nhiên, bà Oakley cho rằng những nhân viên Mỹ tại đây không phải là "người đưa ra quyết định" tại WHO, và chỉ trích WHO quá phụ thuộc vào số liệu từ Trung Quốc.
Theo Forbes, các quan chức CDC Mỹ thường xuyên trao đổi với các đồng nghiệp tại WHO kể từ khi dịch bùng phát, và các thông tin bí mật đã được chia sẻ cho quan chức Mỹ (bao gồm Bộ trưởng HHS Alex Azar) tại các cơ sở được bảo mật của CDC. Bên cạnh đó, WHO cũng thường thông báo cho CDC kế hoạch hoạt động nhiều ngày trước khi thực hiện.
Ông Trump đã chỉ trích WHO vì phản ứng chậm trễ với virus corona và thiếu minh bạch. Tuy nhiên, một bài báo trên New York Times ngày 11/4 cho biết các cảnh báo đã được trình lên chính phủ liên bang Mỹ vào hồi tháng 1 và tháng 2 nhưng đều bị "phớt lờ".
"WHO không có năng lực tình báo"
Đầu năm nay, ông Trump đã từng ca ngợi Trung Quốc "đã rất nỗ lực để đối phó với virus corona", và còn cảm ơn Trung Quốc vì "sự cố gắng và minh bạch" trong đại dịch.
"Mọi chuyện đều ổn cả. Thay mặt người dân Mỹ, tôi xin cảm ơn ông Tập Cận Bình," ông Trump viết hồi cuối tháng 1.
Trong cuộc họp G-7 do ông Trump chủ trì, Nhà Trắng cho biết "cuộc họp sẽ tập trung quanh sự thiếu minh bạch và sự quản lý thiếu sót của WHO trong đại dịch". Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo khác lại cho rằng thế giới nên đóng góp để xây dựng WHO, chứ không phải là lúc chia rẽ tổ chức này. Tới nay, Canada, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU) đều ủng hộ mạnh mẽ WHO.
Mới đây, một thượng nghị sĩ Mỹ đề nghị giấu tên nói:
"Rõ ràng Trung Quốc đã tìm cách không công bố số liệu minh bạch trong giai đoạn đầu của đại dịch".
"Chúng ta đều trông chờ WHO cung cấp số liệu, nhưng họ không làm vậy. Hiện không rõ rằng họ không có được số liệu minh bạch, hay họ không công bố do sức ép từ Trung Quốc," nghị sĩ này nói.
Đáp lại lời cáo buộc, Daniel Spiegel, đại sứ của Liên Hợp Quốc, cho rằng WHO không có quyền yêu cầu chính phủ các nước phải nghe theo số liệu của họ.
Ngoài ra, ông Spiegel cho rằng: "WHO không có năng lực tình báo, và cũng không có quyền hành để điều tra. Các nước nên tự thận trọng hơn nếu cảm thấy số liệu của Trung Quốc không chính xác, nhưng ngược lại tất cả đều hoàn toàn tin tưởng vào số liệu đó".
Hiện tại, số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ đã vượt 760.000 ca. Ông Trump đã cáo buộc và yêu cầu chính quyền bang, truyền thông, cựu tổng thống Mỹ Barack Obama và WHO phải chịu trách nhiệm vì sự lây lan của bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét